[HUTECH] - Nguyễn Chánh Tuấn - Đề tài: Xây dựng, quản trị E-mail nội bộ với Echange server cho Sở Tài Chính Bến Tre

Phần 1 : Mạng máy tính và thiết kế mạng LAN

   

   Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính 

   

   Chương 2: Mô hình tham chiếu hệ OSI và bộ giao thức TCP/IP

   

   Chương 3: Mạng Lan và thiết kế mạng LAN

 

Phần 2: Quản trị Mail nội bộ Với Exchange

   

   Chương 1: Tổng quan về  Exchange Server

   

   Chương 2: Hệ thống thư điện tử   

   

   Chương 3: Giới thiệu và  cài đặt các dịch vụ

   

   Chương 4: Cài đặt, sử dụng Microsoft Exchange và Quản trị E-Mail nội bộ  với Exchange Server

     

Phần 3: Thiết kế và quản trị E-mail nội bộ với Exchange Server

   

   Chương 1: Khảo sát chung  

   

   Chương 2: Các yêu cầu chung    

   

   Chương 3: Cấu hình và các thông số kỹ thuật của các thiết bị

   

   Chương 4: Giá thành các thiết bị  

   

   Chương 5: Sơ đồ hệ thống mạng  và đi dây chi tiết

 

   

   Chương 6: Cài đặt hệ thống mạng 

 

đề tài của em đâu phải tìm hiểu về công nghệ mạng hay giảng dạy về mạng đâu mà trình bày như thế này???
bố cục em làm cho tôi như sau
Chương 1. tổng quan về đề tài: nói rõ về đề tài ? tại sao em lại chọn xây dựng hệ thống mail cho cơ quan sở tài chính bến tre. Yêu cầu, nguyên nhân, Lợi ích, ý nghĩa.....
cHương 2. : Khảo sát hiện trang và yêu cầu: em khảo sát về Sở tài chính bến tre, cơ cấu tổ chức, hệ thống mạng hiện tại, các phần mềm hiện tại.... yêu cầu về mail và sự thông tin liên lạc tại đây
Chương 3: Cơ sở lý thuyết: em trình bày về mail exchange
Chương 4: phân tích yêu cầu và thiết kế hệ thống: tại đây em phân tích yêu cầu Xây dựng hệ thống của Sở. ở đây em trình bày về những nhu cầu. Mỗi nhu cầu , yêu cầu em phân tích đưa ra giải pháp về phần cứng phần mềm mạng. Rồi đề xuất giải pháp cho hệ thống . Đồng thời em đưa ra một mô hình cho Hệ thống em sẽ triển khai. ở đây em đưa ra kinh phí dự kiến
Chương 5: Triển khai hệ thống: Em cài đặt cấu hình hệ thống, yêu cầu chụp màn hình, quay video của những cài đặt cấu hình hệ thống. Trong phần này có phần đánh giá hiệu quả trước khi cài đặt và sau khi cài đặt
Chương 6: kết luận và hướng phát triển.
bố cục là như vậy nhé

Chương 1: Tổng quan về Exchange Server

Tổng quan về Exchange Server

Exchange Server là một phương tiện cho phép con người liên lạc và chia sẻ thông tin lẫn nhau. Đây chính là một phương tiện có nhiều tính năng và rất đáng tin cậy, với nhiều đặc tính và chức năng đối với cả người sử dụng cuối lẫn người quản lý. Mục đích chính  của  nó thật đơn giản:  cung  cấp  một  cách  thực  hiện  dễ dàng  nhưng đầy  quyền năng đối với những người liên lạc và cộng tác, đồng thời cung cấp một bộ trình phong phú để tạo những trình ứng dụng có tính cộng tác.

E-mail (thư điện tử) là một trong những phương tiện chính của sự liên lạc bằng điện  tử của  ngày  nay,  và Exchange  Server  nổi  tiếng  là một  hệ thống  E-mail  máy chủ/khách mang tính thực thi cao và cót hể tin cậy được. Exchange 2000 mở rộng các thế mạnh trong lĩnh vực này, bổ xung sự hỗtrợ đối với Internet Protocol và các định dạng thông báo và do đó hỗ trợ phần lớn các trình ứng dụng khách hàng E-mail trên một hệ điều hành hay một bộ trình bất kì phiên bản Exchange 2000 còn mở rộng tính năng thư mục công cộng (public folder). Sự hợp nhất này tạo điều kiện dễ dàng hơn đối với các kịch bản quyền năng mà trong đóngười sử dụng có thể tiếp xúc với các bàithảo luận và các nhóm tin Internet bằng cách sử dụng các kĩ thuật tương tự với các kĩ thuật mà họ sử dụng đối với các trình ứng dụng public folder khác hay các hộp thư cá nhân của họ. Cùng  một  lúc, thông tin folder công cộng ngày nay có sẵn đối với các khách hàng và máy chủ Internet News, chỉ nêu các nghi thức tin tức chuẩn. Các công ty bây giờ có thể chia sẻ và sao chép không chỉ Internet News (tin Internet) giữa các tổ chức của họ mà còn  bất  kì thông tin folder công cộng  nào sử dụng các nghi thức Internet News. Các  folder công cộng của Exchange Server với phiên bản Exchange 2000 đã trở thành các kho tàng cộng tác và thảo luận có thể được truy cập một cách rộng rãi, đồng thời Exchange còn cung cấp một loạt các đặc tính quyền năng từ tính an toàn và các quy tắc dựa trên máy chủ đến các nhóm điều biến nhằm làm cho sự cộng tác thêm phong phú.

  Microsoft sử dụng tên Exchange cho 2 sản phẩm. Sản phẩm thứ nhất là Microsoft Exchange Server một bộ phận của Microsoft Back Office. Exchange Server bao gồm cả một máy chủ và một nhóm các khách hàng nối với máy chủ.

 Microsoft  còn  sử dụng  tên  Exchange để chỉ khách  hàng  Exchange  với đặc tính giới hạn đi kèm với các hệ điều hành của Microsoft. Windows  Inbox tương  tự Exchange Client, không thể làm việc với Exchange Server.  Bạn cần cài đặt toàn bộ Exchange Client với Exchange Server để đạt được tính năng đó.

 Lý do chọn đề tài:

Khi người làm việc ở môi trường độc lập mà nối máy tính của mình với máy tính của nhiều người khác, thì ta có thể sử dụng trên các máy tính khác và cả máy in. Mạng máy tính được các tổ chức sử dụng chủ yếu để chia sẻ, dùng chung tài nguyên và cho phép giao tiếp trực tuyến bao gồm gửi và nhận thông điệp hay thư điện tử, giao dịch, buôn bán trên mạng, tìm kiếm thông tin trên mạng. Một số doanh nghiệp đầu tư vào mạng máy tính để chuẩn hoá các ứng dụng chẳng hạn như: chương trình xử lý văn bản, để bảo đảm rằng mọi người sử dụng cùng phiên bản của phần mềm ứng dụng dễ dàng hơn cho công việc. Các doanh nghiệp và tổ chức cũng nhận thấy sự thuận lợi của Email và các chương trình lập lịch biểu. Nhà quản lý có thể sử dụng các chương trình tiện ích để giao tiếp, truyền thông nhanh chóng và hiệu quả với rất nhiều người, cũng như để tổ chức sắp xếp toàn công ty dễ dàng. Chính vì những vai trò rất quan trọng của mạng máy tính với nhu cầu của cuộc sống con người, bằng những kiến thức đã được học ở trường em đã chọn đề tài: “Xây dựng, Quản trị E-mail nội bộ với Exchange Server cho Sở Tài Chình Bến Tre. Với nội dung chính được đề cập là quản trị thư điện tử nội bộ với phần mềm Microsoft Exchange Server.

 Phương pháp thực hiện

1. Khảo sát chung:

    - Cơ sở hạ tầng

    - Diện tích

    - Các thiết bị đã có

    - Cơ sở vật chất khác

    - Hệ thống đang được sử dụng

 2. Các yêu cầu chung:

    - Yêu cầu về cơ sở vật chất

    - Cơ sở hạ tầng

    - Thiết bị, máy tính (mang tính xây dựng)

    - Yêu cầu phần mềm

 3. Cấu hình và các thông số kỹ thuật của các thiết bị

 

 

 

Do em mới sửa bố cục lại nên có phần nào thiếu em sẽ bổ sung sau vào báo cáo tuần 2 được không thầy

 

Cảm ơn thầy!

Thầy vẫn chưa thấy tại sao Cơ quan này lại cần mail mà chỉ mới thấy được là vì em viết mail exchange và nhu cầu mail chugn chung nên cơ quan này cần thực hiện mail em bổ sung cho hoàn chỉnh rồi thầy có ý kiến tiếp...

Chương 2: Khảo sát hiện trạng chung:

 

Giới thiệu sơ lược về Sở Tài Chính Tỉnh Bến Tre

 

VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

 

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Sở Tài chính tỉnh Bến Tre thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:

 

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực tài chính;

b) Dự thảo chương trình, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính theo quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Dự thảo chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;

d) Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chức danh đối với cấp trưởng, cấp phó của các đơn vị thuộc Sở; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi thống nhất với Sở quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan.

đ) Dự thảo phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp ngân sách của địa phương; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương; chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền;

e) Dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương; các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền;

f) Phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

 

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của Sở;

b) Dự thảo Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, tổ chức lại, giải thể các đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật.

 

3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, phương án thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

 

4. Về quản lý ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước:

a) Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh và cơ quan tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách của cấp dưới; lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản.

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá thu và mức thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;

c) Phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn;

d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước;

đ) Thẩm định quyết toán thu ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn huyện, quyết toán thu, chi ngân sách huyện; thẩm định và thông báo quyết toán đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách tỉnh; phê duyệt quyết toán kinh phí uỷ quyền của ngân sách Trung ương do địa phương thực hiện.

          Tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, lập tổng quyết toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Tài chính;

e) Quản lý vốn đầu tư phát triển:

- Tham gia với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan có liên quan để tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tài chính đối với các chương trình, dự án ODA trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển hàng năm; chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư có sử dụng vốn ngân sách; kế hoạch điều chỉnh phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết; xây dựng kế hoạch điều chỉnh, điều hoà vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.

- Tham gia về chủ trương đầu tư; thẩm tra, thẩm định, tham gia ý kiến theo thẩm quyền đối với các dự án đầu tư do tỉnh quản lý.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của chủ đầu tư và cơ quan tài chính huyện, xã; tình hình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, huyện.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương theo quy định.

- Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính theo quy định.

g) Quản lý các nguồn kinh phí uỷ quyền của Trung ương, quản lý quỹ dự trữ tài chính của địa phương theo quy định của pháp luật;

h) Thống nhất quản lý các khoản vay và viện trợ dành cho địa phương theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ nước ngoài trực tiếp cho địa phương thuộc nguồn thu của ngân sách địa phương; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai việc phát hành trái phiếu và các hình thức vay nợ khác của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

i) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập và chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật;

k) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài chính ngân sách của nhà nước theo quy định của pháp luật;

l) Tổng hợp kết quả thực hiện kiến nghị của thanh tra, kiểm toán về lĩnh vực tài chính ngân sách báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

 

5. Về quản lý tài sản nhà nước tại địa phương:

a) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;

c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;

d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;

đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

e) Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

g) Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;

h) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có ý kiến với các Bộ, ngành và Bộ Tài chính về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan Trung ương quản lý trên địa bàn;

i) Quản lý cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

 

6. Về quản lý các quỹ tài chính nhà nước (quỹ đầu tư phát triển; quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ; quỹ phát triển nhà ở và các loại hình quỹ tài chính nhà nước khác được thành lập theo quy định của pháp luật):

a) Chủ trì xây dựng Đề án, thẩm định các văn bản về thành lập và hoạt động của các quỹ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các vấn đề về đối tượng đầu tư và cho vay; lãi suất; cấp vốn điều lệ cho các quỹ theo quy định của pháp luật;

b) Theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của các quỹ; kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

c) Kiểm tra, giám sát các việc sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho các tổ chức nhận ủy thác (các quỹ đầu tư phát triển, các tổ chức tài chính nhà nước,...) để thực hiện giải ngân, cho vay, hỗ trợ lãi suất theo các mục tiêu đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xác định.

 

7. Về quản lý tài chính doanh nghiệp:

a) Hướng dẫn thực hiện các chính sách, chế độ quản lý tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; chính sách tài chính phục vụ chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp, cổ phần hoá đơn vị sự nghiệp công lập, chế độ quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

b) Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tài chính, kế toán của các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý phần vốn và tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể do địa phương thành lập theo quy định của pháp luật; thực hiện quyền, nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn, việc phân phối thu nhập, trích lập và sử dụng các quỹ của công ty nhà nước; kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước;

đ) Tổng hợp tình hình chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình quản lý, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp do địa phương thành lập hoặc góp vốn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính;

e) Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tài chính phục vụ chính sách phát triển hợp tác xã, kinh tế tập thể trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

 

8. Về quản lý giá và thẩm định giá:

a) Chủ trì xây dựng phương án giá hàng hoá, dịch vụ và kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền;

b) Thẩm định phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ công ích nhà nước đặt hàng giao kế hoạch, sản phẩm còn vị thế độc quyền do các sở, đơn vị, hoặc doanh nghiệp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức hiệp thương giá, kiểm soát giá độc quyền, chống bán phá giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết;

d) Thẩm định dự thảo quyết định ban hành bảng giá các loại đất và phương án giá đất tại địa phương để Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;

đ) Công bố danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương theo quy định của pháp luật;

e) Tổng hợp, phân tích và dự báo sự biến động giá trên địa bàn; báo cáo tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo quy định của Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân tỉnh;

f) Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện pháp luật về giá và thẩm định giá của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

 

9. Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thuộc lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán độc lập, đầu tư tài chính, các doanh nghiệp kinh doanh xổ số, đặt cược và trò chơi có thưởng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

 

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

 

11. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.

 

12. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực tài chính theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

 

13. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý tài chính và chuyên môn nghiệp vụ được giao.

 

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

 

 

Với diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng hiện có của Sở Tài Chính. Việc thiết kế hệ thống mạng nhằm giúp Sở Tài Chính Bến Tre có thể kiểm soát được mọi hoạt động diễn ra hằng  ngày của hệ thống máy chủ và các máy trạm rất đơn giản. Nhưng với hệ thống máy tính hiện thời thì chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về quản lý hệ thống một cách có hiệu quả mà không mất nhiều thời gian cũng như công sức. Để có thể thực hiện việc quản lý, quản trị, backup cơ sở dữ liệu hay thống kê hoạt động được diễn ra trên hệ thống mạng được nhanh chóng đòi hỏi vấn đề đặt ra là:

Hệ thống phải hoạt động tốt, máy chủ nội bộ phải có cấu hình cao, được cài đặt các chương trình ứng dụng thực tế cho việc quản trị, nâng cấp, backup dữ liệu…

Trên thực tế hiện nay, hệ thống mạng của Trung tâm có thể đáp ứng được những yêu cầu trên, ta có thể đi vào khảo sát trên một số lĩnh vực sau:

 

1. Cơ sở hạ tầng  

 

1.1. Diện tích:

- Diện tích tổng thể toàn Sở Tài Chính Bến Tre là 1600 m2 với nhiều hành lang đi lại thuận tiện.

- Diện  tích  phòng  Giám Đốc,  phòng  Tuyển  sinh,  phòng Kỹ thuật mỗi phòng rộng 20 m2

- Diện tích phòng Phó Giám Đốc mỗi phòng rộng 17m2

- Diện tích phòng Kế Toán rộng 30 m2

- Diện tích phòng Tổ Chức Hành Chính rộng 50 m2

- Diện tích phòng Tin Học rộng 40 m2

 

1.2. Các thiết bị đã có:

- Máy Server với cấu hình hệ thống lớn, có thể đáp ứng cho một hệ thống mạng LAN và kết nối Internet.

- Các máy khác cũng đáp ứng được cấu hình với hệ thống, được đồng bộ về hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.

- Hệ thống máy in và dây mạng với tốc độ và băng thông lớn đáp ứng việc in ấn, trao đổi dữ liệu trong Sở Tài Chính Bến Tre.

 

1.3. Cơ sở vật chất khác:

 Các phòng ban gồm có các bàn máy, ghế ngồi, riêng phòng Giám đốc, phòng Phó Giám Đốc, phòng Tổ Chức Hành Chính gồm bàn tiếp khách, tủ đựng tài liệu, thiết bị kỹ thuật.

 

2. Hệ thống đang được sử dụng

Hiện nay, hệ thống của Sở Tài Chính Bến Tre đang được  sử dụng  là mô hình  mạng Client/Server  đáp ứng được việc phân quyền và cấp phát địa chỉ IP. Qua khảo sảt em thấy hệ thống máy đồng bộ đảm bảo để khai thác và sử dụng tài nguyên tối đa trong hệ thống

 

3. Các yêu cầu chung

 

3.1. Yêu cầu về cơ sở vật chất

3.1.1. Cơ sở hạtầng

 

3.1.2. Thiết bị, máy tính

- Phòng giám đốc gồm 2 máy tính, 1 Loa, 1 Switch 24 Port kết nối mạng nội bộ và kết nối Internet.

- Phòng phó giám đốc gồm 1 máy tính, 1 Loa

- Phòng Kế toán gồm 2 máy.

- Phòng Tin Học gồm 4 máy tính, 1 Modem ADSL, 1 LiOA, và các thiết bị máy tính, mạng, các thiết bị ngoại vi phục vụ cho quá trình xử lý kỹ thuật

- Các thiết bị khác như: Dây mạng, đầu RJ45,…

 

3.2. Yêu cầu phần mềm 

-Các đĩa cài đặt Driver đi kèm với các thiết bị phần cứng.

-Hệ điều hành: Windows Server 2003, Windows 2000 Professional, Windows XP Professional.

- Phần  mềm ứng  dụng:  Microsoft  Office  2000,  Passcal,  TC,  C++,  Photoshop, CorelDraw,…

-Các chương trình quản lý: Exchange Server, Webmail.

-Các chương trình Virus: Antirvius, McAfee Virus, BachKhoa Antivirus.

 

4. Cấu hình và các thông số kỹthuật của các thiết bị

Cấu hình của các thiết bị

 

+ Cấu hình máy chủ  

Mainboard: GIGABYTE 8I915P- Duo -Intel 915P -Dual

DDR  400  &  DDR  II  533,  Sound  &  NIC  onboard;  1PCI

 

Express; CPU upto 3.4 GHz; 800 FSB.

 

CPU:Intel Pentium 4 3.0E GHz – 1.0 MB –Bus 800MHz –

HT (Socket 775).

 

RAM:  DDR  II  512MB  Bus  533  (PC2-4200)

Apace/VData/KingMax.

 

HDD: Maxtor  80.0  GB  Diamondplus  9  (7200  rpm) Serial

ATA; 8 MB Cache.

 

FDD: Mitsumi FDD 1.44 MB.

 

CASE: MicroLab Full Size ATX 300W.

 

KEYBOARD: Mitsumi Keyboard PS/2 & Serial.

 

MOUSE: Mitsumi PS/2.

 

CD & CD Rewrite:SamSung CD ROM, SamSung CD RW

52-32-52 Int (IDE)-R52/W52/RW32X (Box).

 

MONITOR: SamSung Syncmaster 17” (793DF) Siêu phẳng

–Made in Việt Nam.

 

Speaker –Loa: Microlab Subwoofer M300 / M500 / M560 /

HPI & HCT 2.1 (400W)

 

+ Cấu hình máy khách

Mainboard: BIOSTAR P4TGVR –Intel 845 GV –DDRam

333; VGA & Sound & NIC Onboard; 1 AGP 8X; Upto P4

3.06 GHz; 533 FSB.

 

CPU: Intel Celeron 2.0 GHz –128K –Bus 400MHz.

 

RAM: DDRam 128MB Bus 333 (PC 2700).

 

HDD: Maxtor 40.0GB (7200 rpm) ATA 133; 2MB Cache.

 

CASE: MicroLab Full Size ATX 300W.

 

KEYBOARD: Mitsumi Keyboard PS/2 & Serial.

MOUSE: Mitsumi PS/2.

 

MONITOR: SamSung Syncmaster 15” (793DF) –Made in

Việt Nam.

 

+ Switch-Thiết bị liên kết

X.Net/ SureCom/ Repotec/ Planet Switching HUB 10/100 -24 Port

 

+ Modem Thiết bịkết nối Internet

SPEEDCOM ADSL (with spliter) External(USB Port)

 

+ Dây mạng Thiết bịliên kết

AMP Cat-5 UTP 4-pair CMR rated, Solid Cable (305m)

 

+ Chuẩn RJ45-Thiết bịliên kết-Kìm Kẹp

AMP RJ-45 Conector (đầu nối RJ-45) -Kìm bấm dây mạng

RJ11 & RJ45

 

+ Máy In -Printer

HP Laser Jet Printer 1320 (A4; 21 ppm; 1200 dpi; 16MB tự

động đảo giấy).

 

+ Máy Fax Modem

Zoom ADSL X4 Ethenet + USB/ Router/ Gateway/ Firewall/

Splitter.

 

+ Máy Photo

Konica 3231/3331/3240/3340…