Phần 3- Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7

Một website có giao diện đẹp, thân thiện luôn là mục tiêu mà người thiết kế web hướng đến, đồng thời nó cũng là một tiêu chuẩn để khách truy cập đánh giá mức độ chuyên nghiệp của website, từ đó thu hút họ thường xuyên lui tới website. Phần này sẽ đưa ra một số gợi ý về cách thiết kế giao diện cho website dựa trên trải nghiệm của tác giả về mã nguồn Drupal 7.

 

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

4. Tùy chỉnh các khung tính năng trên giao diện website

Sau khi cài đặt xong, giao diện mặc định của website Drupal 7 rất đơn giản chỉ có khung tính năng (Block): Search form, Navigation, User login, Powered by Drupal. Và các khung tính năng này chỉ hiển thị với một nhóm người dùng nhất định, ví dụ khung Navigation chỉ hiển thị với người quản trị website.

Do đó, bạn cần phải bố trí lại vị trí các khung tính năng cho phù hợp và phân quyền xem đối với các nhóm người dùng. Đầu tiên, bạn đăng nhập vào tài khoản quản trị rồi bấm vào menu Structure trên thanh công cụ. Trong trang hiện ra, bạn bấm vào liên kết Blocks. Ở cột Blocks, bạn sẽ thấy các khung tính năng System Help- trợ giúp hệ thống, Main page content- phần nội dung chính, Navigation- thanh điều hướng, User login- khung đăng nhập của người dùng, Power by Drupal- cụm từ thông tin bản quyền,…Trong cột Region, bạn bấm vào nút xổ xuống sẽ có các vị trí như sau: Header- đầu trang, Highlighted- ở đầu khung nội dung, Sidebar first- cột tính năng bên trái, Sildebar second- cột tính năng bên phải, Footer- chân trang,…Bạn chỉ cần chọn vị trí ở cột Region tương ứng khung tính năng muốn thay đổi.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Riêng với cột Weight, bạn có thể quy định thứ tự của các khung tính năng. Ví dụ, ở vị trí Sidebar first có ba khung tính năng User login, Navigation, Search form, bạn quy định các số lần lượt là 0, 1, 2 thì ở trang chủ của website chúng được xếp theo thứ tự này từ trên xuống. Nếu không tìm thấy cột Weight thì bạn bấm Show row weights ở đầu cột Operations để hiện thị cột này.

Ngoài ra, mục Disabled chứa các khung tính năng chưa được kích hoạt. Để thuận tiện cho khách truy cập theo dõi các bài viết trên website, bạn có thể kích hoạt thêm các khung tính năng Main menu- danh mục chính, Recent comments- bình luận mới nhất, Recent content- nội dung mới nhất, Who’s new- thành viên mới đăng kí, Who’s online- thành viên đang trực tuyến.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Ngược lại, nếu muốn ẩn một khung tính năng nào đó thì bạn bấm vào ô vị trí ở cột Region của khung đó, chọn None. Chẳng hạn muốn ẩn dòng chữ bản quyền Power by Drupal. Khi xong, bạn bấm Save Blocks để thay đổi có hiệu lực.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Để cấp quyền xem cho các nhóm người dùng website, bạn vào menu People trên thanh quản trị rồi bấm thẻ Permissions. Tại đây có ba nhóm người dùng: Anonymous User- người dùng ẩn danh, Authenticated User- thanh viên đã được xác thực, Administrator- người quản trị website. Bạn có thể cấp phép hiển thị khung Search đối với nhóm Anonymous User bằng cách đánh dấu chọn vào ô tương ứng với dòng Use search. Lưu ý, bạn cần phải xem xét kỹ khi cấp phép cho nhóm Anonymous User, đặc biệt là đối với các tính năng quan trọng. Các tính năng này sẽ được trình bày kỹ hơn trong phần quản lý người dùng.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

5. Cài đặt và quản lý giao diện mới

Trong gói cài đặt Drupal 7.2 chỉ cung cấp bốn giao diện là Bartik 7.2 (giao diện mặc định), Seven 7.2 (đã được kích hoạt) và Garland 7.2, Stark 7.2 (chưa được kích hoạt). Để kích hoạt giao diện và chọn làm mặc định, bạn vào menu Appearance rồi bấm vào liên kết Enable and set default ở bên dưới tên giao diện.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Khi đã chọn giao diện làm mặc định thì bạn vẫn có thể tùy chỉnh các thuộc tính của giao diện bằng cách bấm Settings. Tùy vào tính năng của từng loại giao diện mà có cách tùy chỉnh khác nhau. Nhưng thường có phần chung là Toggle Display (bật hay tắt việc hiển thị logo, tên website, khẩu hiệu, hình ảnh trong bài viết, bình luận,…), Logo image settings (thiết lập sử dụng logo mặc định), Shortcut icon settings (thiết lập hiển thị biểu tượng (favicon) ở đầu địa chỉ website).

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Đối với giao diện Bartik còn có tùy chỉnh về màu sắc của các thành phần như màu nền, màu chữ, màu của các liên kết, màu viền, màu của các khung tính năng, màu của tiêu đề và khẩu hiệu website, màu chân trang. Khi thay đổi xong các tùy chỉnh thì bạn bấm Save configuration để lưu lại.

Nếu cảm thấy các giao diện này không phù hợp với nhu cầu thì bạn bấm Install new theme để tiến hành cài đặt giao diện mới. Bạn sẽ có hai lựa chọn cài đặt Install from a URL- cài đặt từ liên kết đến tập tin trên máy chủ của Drupal, ví dụ tải về từ địa chỉ này hoặc Upload a module or theme archive to install- cài đặt từ tập tin trên máy tính (định dạng zip, tar, tgz, gz, bz2), xong bấm Install.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Để tìm giao diện tương thích với Drupal 7, bạn truy cập vào địa chỉ chuyên cung cấp giao diện của Drupal tại đây. Trong trang web hiện ra, bạn bấm vào chữ Any ở mục Filter by compatibility chọn 7.x rồi bấm Search.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Bạn tìm một giao diện vừa ý trong danh sách giao diện hiển thị bên dưới rồi tải về. Mỗi giao diện tại đây có đầy đủ các thông tin về phiên bản hỗ trợ, tính năng, tác giả, ngày chỉnh sửa gần nhất,…

Ví dụ, bạn cần tải giao diện Marinelli về sử dụng, thì bấm vào dòng chữ Marinelli rồi tìm đến mục Download chọn định dạng Zip. Sau khi tải về, bạn giải nén tập tin và sao chép vào thư mục Themes (đường dẫn htdocs/news/sites/all/themes). Bây giờ, bạn có thể vào menu Appearance để kích hoạt và sử dụng giao diện.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Nếu bạn là một người am hiểu về các ngôn ngữ lập trình web thì việc chỉnh sửa và thiết kế giao diện sẽ không mấy khó khăn. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là phải có một tập tin .info nằm trong thư mục chứa giao diện. Tập tin này chứa những thông tin cơ bản về giao diện như tên, thông tin tác giả, chú thích,…

Ví dụ:

name = QuantriMang

description = Theme Quantrimang.com kiến thức | thủ thuật tin học | hệ điều hành

screenshot = images/screenshot.png

core = 7.x

engine = phptemplate

; Regions

regions[header] = Header

regions[superfish_menu] = Superfish Menu

regions[highlighted] = Highlighted

regions[banner] = Banner

regions[preface_one] = Preface One

regions[preface_two] = Preface Two

regions[preface_three] = Preface Three

regions[content] = Content

regions[sidebar_first] = Sidebar First

regions[sidebar_second] = Sidebar Second

Ngoài ra, bạn có thể tạo giao diện Drupal 7 theo sơ đồ sau:

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

6. Tạo giao diện mới bằng dịch vụ Drupal Garden

Nếu không thành thạo lắm về các mã PHP, CSS thì bạn có thể nhờ đến dịch vụ tạo website trực tuyến Drupal Gardens để tạo ra những mẫu giao diện đẹp và tương thích với Drupal 7. Drupal Gardens là một dịch vụ giúp người dùng mới trải nghiệm mã nguồn Drupal 7 trên máy chủ của họ. Theo giới thiệu tại trang chủ, bạn dễ dàng tạo ra một website chỉ trong thời gian là 15 phút, với nhiều module đã cài đặt sẵn.

Đầu tiên, bạn cần đăng kí sử dụng dịch vụ tại địa chỉ www.drupalgardens.com. Sau khi đăng nhập vào tài khoản quản trị website của dịch vụ, bạn bấm vào menu Appearance rồi bấm chọn một mẫu trong danh sách giao diện của Garden themes.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Bây giờ, bạn sử dụng tính năng Palettes trong thẻ Brand cho việc phối màu trên giao diện với các bảng màu ở khung bên phải. Tính năng Logo giúp bạn thêm vào biểu tượng ở đầu trang và biểu tượng nhỏ (Favicon) trên thanh tiêu đề của trình duyệt, bấm vào nút Browse rồi duyệt đến tập tin ảnh trên máy tính. Ở thẻ Layout đưa ra một số cách bố trí nội dụng trên website cho bạn lựa chọn.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Thẻ Style gồm có ba tính năng: Font- giúp quy định font, cỡ, màu sắc, kiểu chữ; Borders & Spacing- đường viền và khoảng cách giữa các khung; Background- hình nền và cách hiển thị. Ngoài ra còn có một số thiết lập nâng cao về CSS ở thẻ Advanced. Khi xong, bạn bấm Save as để lưu lại, nhập vài kí tự vào hộp thoại Save theme as hiện ra.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

Khi đã thiết kế xong giao diện thì bạn xem lại giao diện ở địa chỉ trang chủ mà dịch vụ cung cấp, rồi bấm Export nếu không có chỉnh sửa. Bạn nhập tên giao diện vào hộp thoại Export theme as, bấm OK để tải về máy. Đến đây, bạn chỉ cần giải nén tập tin đã tải về vào thư mục themes và kích hoạt sử dụng giao diện.

Thiết kế website động với mã nguồn Drupal 7 - Phần 3

 
Theo XHTT